LUYỆN IELTS SPEAKING TỪ A ĐẾN Z

5/5 - (2 bình chọn)

Bạn đang muốn cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh, đặc biệt là muốn nâng band IELTS Speaking mà không biết bắt đầu từ đâu? Còn chần chờ gì mà không khám phá trọn bộ bí kíp học IELTS Speaking từ A đến Z mà WISE chia sẻ dưới đây để chinh phục kỹ năng “khó nhằn” này.

I. Dành cho các bạn mới bắt đầu học IELTS hoặc band thấp

1. Phát âm chuẩn

Phát âm là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong Speaking vì phát âm giúp examiner thực sự hiểu bạn đang nói về điều gì.

Để phát âm được chuẩn, đầu tiên người học cần học các phát âm từng âm cho đúng theo bảng IPA (Bảng Ký Hiệu Ngữ Âm Quốc Tế). Chỉ cần bạn nắm được bảng ngữ âm này, bạn sẽ không cần phải đợi hỏi một người nào đó giúp bạn đọc được từ vựng mới mà chỉ cần nhìn qua cách viết. Vì bạn đã biết ngay từ này đọc lên như thế nào.

Thường xuyên giữ được tốc độ nói.

2. Luyện tập về ngữ điệu

  • Ghi nhớ một số cách nhấn trọng âm của từ và trong câu.
  • Trọng âm của từ: Khi tra từ điển, bạn nên tìm hiểu không những cách phát âm một từ mà còn xem trọng âm của từ đó rơi vào đâu. Ngoài ra cũng có một số quy tắc cơ bản (từ 2 âm tiết, danh từ, tính từ, từ 3 âm tiết trở lên,…) mà bạn cũng cần tìm hiểu kỹ.
  • Trọng âm trong câu: Trong một câu, bạn cần đánh trọng âm vào những từ quan trọng để tạo nên ngữ điệu cho câu, tránh nhàm chán cho người nghe. Thông thường, trong mỗi câu trọng âm sẽ được đánh vào những từ chứa thông tin quan trọng trong câu, thường là động từ, tính từ, trạng từ, từ để hỏi.
  • Ngữ điệu (Intonation): Thông thường, khi gặp dấu phẩy hoặc bạn đang diễn đạt ý giữa chừng và đang suy nghĩ hoặc dễ thấy nhất là trong câu hỏi, bạn nên kết thúc câu với tông giọng đi lên. Với trường hợp bạn đã nói hết ý trong một câu, bạn nên kết thúc với tông giọng trầm và đi xuống.

3. Luyện tập hằng ngày

Đọc kĩ câu hỏi và phải nhận biết được câu hỏi đó thuộc dạng nào của từng Part.

  • Trước tiên, cần phải nắm trong từng Part, câu hỏi bạn gặp phải thuộc dạng câu hỏi gì.
  • Tương tự, Part 2, bạn cũng nên nắm được đang thuộc dạng nào để có hướng giải quyết cho phù hợp.
  • Ở Part 3, bạn có biết câu hỏi thuộc dạng câu hỏi ưu nhược điểm sẽ trả lời khác với câu hỏi về sự thay đổi.

Sau khi đã xác định thuộc dạng câu hỏi nào, phải nắm cách trả lời như thế nào cho chuẩn.

Soạn transcript mình sẽ trả lời.

  • Lần lượt soạn transcript từng câu trả lời cho các câu hỏi, không viết tắt, phải soạn như lúc đi thi bạn nói, tra từ vựng và ý để làm cho tốt nhất.

Luyện tập nhiều lần:

  • Sau khi đã soạn kĩ trên giấy, dựa vào đó luyện tập trước gương nhiều lần, lúc này có thể nhìn vào giấy đã soạn để nói cho đúng ý, đúng ngữ pháp bố cục.
  • Cố gắng có khó có ngại mấy cũng phải luyện nói to ra không lí nhí trong đầu, ai muốn thành công phải có thất bại và sự khổ luyện.

Sau khi đã luyện tập transcript, bây giờ sẽ luyện mà không cần nhìn transcript.

Tiếp theo, tự thu âm nhiều lần và nghe lại sau mỗi lần thu âm. Chỗ nào không được thì tự chỉnh sao cho giống với giọng đọc chuẩn nhất. Việc này sẽ giúp bạn nghe được giọng của mình yếu chỗ nào, phát âm sai ở đâu để sửa.

Xem thêm: 2 nguyên tắc học Tiếng Anh

4. Luyện từng câu hoàn chỉnh

Thứ nhất, bạn nên nói chậm để chính bạn hoặc thầy cô, bạn của bạn có thể nghe thấy chính bạn đang nói gì để có cơ hội điều chỉnh cho tốt hơn.

Thứ hai, một khi đã luyện tập, hãy cố gắng nói một câu hoàn chỉnh, đầy đủ cả chủ ngữ và vị ngữ. Bạn không nên ỷ y bản thân mình biết chủ ngữ đọc ra sao mà bỏ qua, chỉ luyện tập những từ và vế chưa biết. Đây là một thói quen xấu khi nói của người Việt. Điều này làm câu văn của tiếng Anh không đầy đủ nghĩa và bạn không có cơ hội luyện tập trọng âm trong câu.

Ở ĐÂY CÓ VOUCHER
GIẢM GIÁ

gif-45-mobile-new

LÊN ĐẾN

45%

HỌC PHÍ

II. Band 5.5+

1. Tập trung vào các topic

Tập trung vào các chủ đề đơn giản, phổ biến như:

  • Natural world/Environment
  • Transportation
  • Society
  • Family/Men and Women
  • Work/Education
  • Food
  • Technology
  • Town and country

Sau đó chuyển qua các topic khó hơn như:

  • Crime and the law
  • Culture
  • Art
  • Architecture
  • Cosmos
  • Health
  • Business
  • Artificial Intelligence

Xem thêm: Dự đoán đề thi IELTS Speaking 2021

2. Kéo dài câu trả lời

Việc mở rộng câu trả lời trong IELTS Speaking là việc rất quan trọng vì sẽ tránh được trả lời không đầy đủ thông tin, thiếu ý, dẫn đến việc examiner không biết chấm gì vì câu trả lời quá ngắn.

Tuy nhiên việc trả lời câu hỏi quá dài cũng khá nguy hiểm bởi nó sẽ ảnh hưởng đến bố cục của bài trả lời, không biết được mình đã trả lời cái gì và trả lời đến đâu.

3. Sắp xếp bố cục

Việc sắp xếp theo 1 bố cục rõ ràng sẽ giúp:

  • Bài nói có bố cục hơn, dẫn đến việc nói lưu loát, biết mình đang nói gì chứ không phải cứ nói đại, nói tới đâu hay tới đó.
  • Người nghe cũng dễ dàng hiểu đang nói cái gì.
  • Dễ dàng cho việc triển khai ý.
  • Làm câu trả lời dài một cách tự nhiên chứ không phải diễn giải dài một cách miễn cưỡng.

4. Cách mở rộng câu trả lời

Công thức như sau:

  • Main idea →Supporting idea →Example

Tức là đầu tiên sẽ có 1 câu main idea, sau đó sẽ đến câu Supporting idea giải thích cho câu Main idea và sau đó đến câu ví dụ, chứng minh cho câu main idea đó.

5. Body language – ngôn ngữ cơ thể

Dù không có trong tiêu chí chấm điểm, những ngôn ngữ cơ thể cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ấn tượng với giám khảo.

Ngôn ngữ cơ thể được nói đến ở đây là ánh mắt, nụ cười và cử chỉ tay chân của bạn.

Ngôn ngữ cơ thể
Nên – Không Nên trong sử dụng ngôn ngữ cơ thể

 

Để được band 5.5 trở lên thì bạn không nên sai những cấu trúc cơ bản như:

  • Ngữ pháp.
  • Số ít số nhiều.
  • Các thì.
  • Phù hợp với chủ ngữ.
  • Passive voice.

III. Band 6.5+

1. Hiểu về tiêu chí chấm điểm

Bài nói IELTS (IELTS Speaking) được đánh giá dựa trên những tiêu chí:

  • Độ trôi chảy và mạch lạc.
  • Khả năng sử dụng từ ngữ.
  • Độ chính xác và sự đa dạng trong ngữ pháp.
  • Phát âm.

2. Paraphrase

Khi được đặt câu hỏi, bạn nên chú ý xem ý của câu hỏi là gì và tự nói lại câu theo ý của mình. Với việc paraphrase như vậy thể hiện bạn không chỉ hiểu câu hỏi mà còn có thể nói khác đi theo cách của bạn.

Có khá nhiều cách để paraphrase. Một trong những cách đơn giản và phổ nhất là:

  • Active → Passive và ngược lại.
  • Synonyms (Từ đồng nghĩa).
  • Từ → câu và ngược lại.

Xem thêm: Trọn bộ cấu trúc “Paraphrase”

3. Hạn chế ngập ngừng

Việc bạn có ngập ngừng hay không và nhiều hay có ít hay nhiều nằm trong các tiêu chí chấm điểm như đã nêu (fluency and coherence). Có vài trường hợp bạn cần suy nghĩ câu trả lời và ngập ngừng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế việc ngập ngừng nhiều nhất có thể, bằng những cách sau đây:

  • Vừa nói vừa suy nghĩ câu trả lời. Điều này có nghĩa, bạn vẫn được tính là đang trả lời câu hỏi nhưng thực chất vẫn chưa có ý tưởng gì cụ thể được phát biểu.
  • Hạn chế ậm ừ. Việc bạn tạo ra các âm thanh ậm ừ làm bài nói của bạn bị ngắt quãng và giám khảo sẽ cảm thấy khó khăn trong việc hiểu bạn muốn diễn tả ý gì.
  • Nói chậm và kéo dài thời gian giữa các từ hơn. Việc nói chậm hơn không những giúp bạn phát âm rõ hơn mà còn cho phép bạn có thêm vài giây để suy nghĩ câu trả lời phù hợp.

4. Có sự liên kết giữa các ý

Cũng là một trong số các tiêu chí đáng giá độ mạch lạc của bài nói của bạn. Một yếu tố thường hay bị bỏ qua đó chính là độ logic của bài nói. Dù bạn có thể phát âm chuẩn, trôi chảy tuy nhiên cả bài nói không rõ ý hay logic thì bạn vẫn không được đánh giá cao. Vì vậy để hạn chế chuyện này bạn nên tập diễn đạt ý theo hướng quy nạp hoặc diễn dịch:

  • Quy nạp nghĩa là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.
  • Diễn dịch nghĩa là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.

5. Từ vựng phù hợp với ngữ cảnh

Tiếng Anh có khá nhiều từ đồng nghĩa nhau, tuy nhiên không phải trong tất cả các trường hợp các từ đó đều có thể thay thế cho nhau. Vì vậy, bạn nên tập thói quen tra từ điển Anh-Anh và đọc bao quát hết các nghĩa của từ đó có thể diễn tả. Sau đó tự tổng hợp cho mình các từ nào đồng nghĩa nhau và phân ra các trường hợp sử dụng khác nhau.

6. Tự sửa lỗi sai của mình – Self-correction

Khi bạn tự sửa lỗi chính mình quá nhiều trong bài nói, điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến độ trôi chảy và không giúp bạn có điểm cao. Vì vậy khi luyện tập bạn nên tập nói chậm để nói được đúng từ và ngữ pháp.

7. Ngữ pháp nâng cao

Một số cấu trúc ngữ pháp sau đây, bạn có thể cân nhắc và cố gắng áp dụng vào bài nói cho phù hợp:

  • Inversion
  • Idioms

8. Độ dài câu trả lời của từng phần

Phần 1

Đối với IELTS Speaking Part 1, bạn nên trả lời tầm 2-3 câu, và nên ưu tiên trả lời câu ghép.

Tránh tuyệt đối không trả lời nhát gừng kiểu Yes, No, I am a student và không đưa thêm bất kì thông tin gì nhằm mở rộng câu trả lời của mình.

Không nên trả lời trên 4 câu, như vậy thì quá là dài.

Phần 2

Trong IELTS Speaking Part 2, nên bám sát vào 4 câu hỏi để mà trả lời, tránh trả lời tràn giang đại hải.

Sẽ chia Part 2 thành những phần sau đây, bám sát vào 4 câu hỏi:

    • Mở đầu bài nói + Trả lời câu hỏi số 1: Phần 1 này bạn nên luyện tập trong vòng 25 giây và nên tạo cho riêng mình 1 template dùng cho mọi bài Part 2, thay vì sử dụng mỗi bài, một kiểu sẽ rất mất thời gian → Độ dài nên từ 1-2 câu, tối ưu nhất là nên 1 câu
    • Trả lời câu hỏi số 2: Độ dài nên từ 1-2 câu, tối ưu nhất là nên 1 câu.
    • Trả lời câu hỏi số 3: Độ dài nên từ 1-2 câu, tối ưu nhất là nên 1 câu.
    • Trả lời câu hỏi số 4: Thông thường đây là câu hỏi WHY và bạn nên ưu tiên cho câu hỏi cuối cùng này, nên chia bố cục cho câu hỏi why như sau:
      • Main idea 1 → Supporting idea→ Example
      • Main idea 2 → Supporting idea → Example

⇒ Như vậy câu số 4 bạn nên trả lời tầm 6 câu nhé, trong trường hợp gặp đề khó không thể nghĩ ra được 2 main idea, bạn có thể linh động 1 main idea, có 2 supporting ideas và 2 ví dụ để đảm bảo bài của mình không quá ngắn

  • Như vậy, trong IELTS Speaking Part 2, tổng cộng bạn nên trả lời tầm 11 câu nhé, phải luyện tập nhiều để có thể trả lời kịp trong 2 phút.

Phần 3

Đối với IELTS Speaking Part 3, việc quan trọng nhất là không được trả lời chỉ 1 câu nhát gừng không mở rộng thêm được ý vì Part 3 yêu cầu cao hơn Part 1 nên việc trả lời 1 câu là không thể được, cố gắng mở rộng câu trả lời dài nhất có thể.

Đối với IELTS Speaking Part 3, về độ dài câu sẽ trả lời tùy theo từng dạng câu hỏi, tuy nhiên mỗi idea đưa ra luôn nên đi theo bố cục sau: Main idea → Supporting idea → Example.

Nên trả lời mỗi câu hỏi bằng từ 3-4 câu với bố cục chặt chẽ và ngữ pháp phức tạp hơn ở phần 1.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp Ielts Speaking của bạn đạt kết quả tốt nhất. Và đừng quên theo dõi FANPAGE cũng như Group Cộng Đồng Nâng Band Thần Tốc của WISE ENGLISH đề nhận được nhiều chia sẻ bổ ích từ chúng tớ nhé!

Xem thêm: Khóa học Ielts giảm đến 45% và nhiều phần quà hấp dẫn khác

Top 10 trung tâm luyện thi ielts Đà Nẵng tốt nhất không thể bỏ qua

Học IELTS online

Xem thêm

uu-dai-giam-45
Tài Liệu Ielts

100%

Học viên đều đạt điểm IELTS/TOEIC đầu ra với lộ trình học ĐÚNG TRỌNG TÂMCHUẨN ĐẦU RA tại WISE ENGLISH

dang-ky-ngay

"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Chia sẻ bài viết

Xem thêm

Bài viết liên quan

Giờ
Phút
Giây
Giờ
Phút
Giây
Hotline: 0901270888